6 Sai lầm thường gặp trong Marketing
“Marketing đa phương tiện” từng có nghĩa là đảm bảo các quảng cáo trên giấy, TV và radio của bạn được thống nhất với nhau. Ngày nay, khách hàng có nhiều phương tiện hơn bao giờ hết để tương tác với thương hiệu của bạn.
Do đó việc tạo ra một trải nghiệm marketing tích hợp chính là bước đi đúng đắn, từ xã hội đến tìm kiếm, tự động hóa đến phân tích, nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng.
Cho khách hàng cơ hội tiếp cận với thương hiệu của bạn trên mọi phương tiện một cách dễ dàng
Nói một cách đơn giản, bạn không thể chỉ tập trung vào một yếu tố trong marketing và bỏ qua phần còn lại. Những khách hàng tiềm năng, khách hàng tương lai và khách hàng hiện tại mong muốn một trải nghiệm tích hợp toàn diện với thương hiệu của bạn, và nếu công ty bạn không cung cấp được, thì đối thủ của bạn sẽ làm việc đó. Dưới đây là sáu sai lầm mà hầu hết các marketer đều mắc phải hằng ngày, và một số gợi ý về cách giải quyết chúng.
Marketing thiếu một chiến lược nội dung (hoặc với một chiến lược tẻ nhạt
Nếu câu thần chú dành cho những người bán hàng kỳ cựu là “luôn luôn gần gũi”, thì câu thần chú trong thời kỳ hiện đại dành cho các marketer là “luôn luôn công khai”. Như David Meeman Scott đã từng nói, “Trên mạng, bạn chính là những gì bạn công khai”, do đó các thương hiệu thiếu một chiến lược nội dung kỹ thuật số giống như đang chơi trò đuổi bắt. Điển hình, các marketer tham gia cuộc chạy đua mà không có một kế hoạch nội dung cụ thể cũng nghĩa là không có nguồn cảm hứng (doanh nghiệp của tôi thật nhàm chán, sẽ chẳng có ai thèm đọc những nội dung này) hay thiếu nguồn lực. Nhưng bạn không cần một đội ngũ người viết hùng hậu để tạo ra một chiến lược nội dung hiệu quả: Điều bạn thực sự cần là một cam kết mang lại cho khách hàng tiềm năng, khách hàng tương lai và khách hàng hiện tại của bạn những nội dung mà họ không thể tìm thấy ở bất cứ nơi nào khác.
Cần động lực ư? Hãy nghiên cứu trang Pinterest của GE, blog Zappos, tài khoản Twitter của Aaron Levie hoặc Facebook page của GrubHub. Tất cả chúng đều là những ví dụ điển hình nhắc nhở ta rằng nội dung của bạn, bất kể ngành kinh doanh và quy mô công ty, không nhất thiết phải tẻ nhạt hay ở trình độ Hollywood để đạt được hiệu quả.
Cung cấp nội dung không có bối cảnh
Một số thương hiệu có chiến lược nội dung, nhưng họ đang chơi đùa với một căn phòng trống bởi họ không hiểu gì về khán giả của họ. Ví dụ điển hình: Một nghiên cứu của Razorfish tính toán rằng chỉ có 38% marketer có khả năng phân biệt khách hàng tương lai với khách hàng hiện tại để tiến hành marketing tập trung. Đối với khách hàng, chẳng có gì khó chịu hơn việc bị buộc phải mua những sản phẩm mà họ đã có, vì thế thay vì cứ đui mù, hãy sử dụng các công cụ và công nghệ đánh giá tình hình bạn quảng bá đến mọi người ở mọi giai đoạn của chiếc phễu marketing.
Hãy hiểu khách hàng của bạn muốn gì
Nó có thể mở đầu từ đơn giản (với những Call-To-Action khác nhau dựa trên giai đoạn vòng đời của một con người), nhưng cuối cùng nó sẽ bao gồm toàn bộ chiến lược web của bạn, và rồi mỗi phần nội dung bạn chỉ ra cho một khách hàng tương lai sẽ nằm trong bối cảnh tương tác của họ với thương hiệu của bạn cho đến nay. Tất nhiên, Amazon đã xây dựng được một ngành kinh doanh trên nền tảng nhận thức này, nhưng bài học là dành cho tất cả chúng ta – kết hợp nội dung với bối cảnh chính là món nước sốt bí mật cho một trải nghiệm web riêng biệt và đáng yêu hơn dành cho khách hàng của bạn.
Suy nghĩ rằng “chậm mà chắc” sẽ giúp bạn chiến thắng cuộc đua
Trong marketing, tốc độ là một đặc trưng. Nếu một website mất nhiều hơn ba giây để load, thì 40% số người sẽ không thèm đoái hoài đến website đó nữa. Nhưng vấn đề không chỉ dừng lại ở đó.
Những website chậm cũng có tốc độ tìm kiếm chậm hơn, có nghĩa là mọi người có thể chẳng bao giờ tìm thấy website của bạn kể cả nếu bạn có một chiến lược từ khóa tuyệt vời bù lại. Bài viết này trên blog của Greg Linden là từ năm 2006, và thậm chí từ lúc đó các nhà nghiên cứu ở cả Google và Amazon đã nhận thấy thời gian nửa giây load trang có thể tác động đáng kể đến mọi thứ từ bounce rate cho đến các số liệu doanh thu. Nếu đó là vấn đề từ năm 2006, thì hãy tưởng tượng tác động nó có thể có đối với hoạt động kinh doanh của bạn hiện nay, trong một thế giới mà mọi người được kết nối với nhau nhiều hơn bao giờ hết. Yottaa cung cấp một công cụ kiểm tra tốc độ website miễn phí trên trang chủ của họ để đo lường hiệu suất hiện thời của bạn, nên hãy bắt đầu từ đó, rồi kiểm tra tình hình website của bạn hoạt động trên tablet, điện thoại di động và các thiết bị khác. Quan trọng hơn hết, thay vì suy nghĩ rằng một hình ảnh banner rộng lớn load chậm chạp hay các dòng code thêm vào trên website chỉ là vấn đề nhỏ nhặt, thì hãy nghĩ rằng thời gian là tiền bạc. Điều này luôn đúng trong thế giới marketing!
Không ngừng nói (hoặc tweet) về bản thân
Khách hàng là trung tâm, chứ không phải doanh nghiệp
Chúng ta thường khó chịu khi một vị khách mời tại bữa tiệc cocktail luôn miệng nói về công việc, cuộc sống và thói quen của anh ta mà chẳng thèm quan tâm đến những người còn lại. Ấy thế mà, khi nhắc đến các phương tiện truyền thông, các marketer lại tự cho rằng khách hàng lúc nào cũng muốn nghe về công ty: Đó đơn giản không phải là vấn đề. Các thương hiệu hàng đầu thường đầu tư 70-80% thời gian vào việc thảo luận các nội dung mang lại lợi ích cho cuộc sống, công việc hay giải trí của nhóm khách hàng trọng tâm của họ – chỉ có 20-30% còn lại là đề cập đến sản phẩm hoặc dịch vụ của họ. Đặc biệt là với các phương tiện truyền thông đại chúng, hãy dành nhiều thời gian nhất có thể để lắng nghe khi bạn nói chuyện.
Hãy theo dõi xem khách hàng của bạn đang nói gì về trải nghiệm của họ, khi họ đang tương tác với thương hiệu của bạn, và loại hình nội dung nào thu hút tốt nhất các cuộc bàn luận và chia sẻ xã hội, rồi điều chỉnh theo đó.
Không nắm được các con số
Marketing từng được các chuyên gia lão luyện coi là “thủ công mỹ nghệ”, do đó việc hiểu các con số không chỉ giúp bạn xác định thành công của công ty, mà cả sự nghiệp marketer của bạn. Nếu bạn chẳng hiểu gì về LTV, CAC, tỷ lệ khách hàng từ marketing, và thời gian thu hồi lợi tức, thì đã đến lúc đánh rửa lại các kỹ năng toán học của bạn và lôi chúng ra vận dụng. Cuốn giáo trình này khá hữu ích giúp bạn suy nghĩ về việc bắt tay vào công việc, nhưng thật lòng mà nói, đó mới chỉ là khởi đầu mà thôi. Bạn cần hiểu rằng conversion rate cũng giống như biển báo giao thông trên website của bạn, hãy tiến hành các thử nghiệm A/B thường xuyên để đánh giá cái gì đang có hiệu quả và cái gì không, và lập ra các mục tiêu theo tháng cho đội ngũ nhân viên của bạn, tập trung vào các số liệu thống kê. Đã qua những ngày mà “ấn tượng” hay “tình cảm tích cực” chi phối các marketer: CEO của bạn không thể chi trả hóa đơn bằng những thứ đó. Các nỗ lực marketing của bạn nên tác động đến hoạt động kinh doanh và thành tích của bạn, và cách duy nhất để chứng minh điều đó là hiểu rõ các con số của bạn và thúc đẩy chúng để liên tục nâng cao các nỗ lực của bạn.
Chết ngập trong số từ
Giới hạn khả năng tập trung trung bình của người trưởng thành là 2,8 giây, không đủ để đọc một dòng tweet, chứ đừng nói đến tiêu hóa cuốn ebook 210 trang của bạn. Do đó, hãy tạo ra một chiến lược nội dung phù hợp với thực tế cách con người tiếp thu nội dung: Nhanh chóng, thường xuyên và với phương châm “trăm nghe không bằng một thấy”. Với 90% lượng thông tin được chuyển đến não của bạn là qua thị giác, bạn có thể nâng cấp thương hiệu của mình bằng cách dành nhiều thời gian hơn để chỉ cho mọi người thấy những việc bạn đang làm, thay vì đơn thuần nói với họ về chúng. Nguyên lý này không chỉ đúng với website, mà với tất cả các phương tiện truyền thông của bạn: Nội dung bằng mắt không chỉ dễ tiêu hóa, mà còn dễ chia sẻ hơn rất nhiều.
tư duy hình ảnh
Cung cấp nội dung dễ-tiêu-hóa là nhiệm vụ của các marketer
Cách thức con người mua sắm hàng hóa đã thay đổi đáng kể trong thập kỷ gần đây. Dù bạn có một khoảng thời gian ngắn để hứa hẹn với một khách hàng tương lai hay một cửa sổ giới hạn để gây ấn tượng với ban quản trị, thì sáu sai lầm trên là những cạm bẫy phổ biến thường xuyên ngáng chân ngay cả những marketer giỏi nhất. Như BIG Notorious huyền thoại đã nói: “Things done changed” (Mọi thứ đã thay đổi). Cũng đã đến lúc các marketer cần phải thay đổi.
(Theo mashable.com)