Social media giúp gì cho kinh doanh?
Social media được định nghĩa là các trang web và ứng dụng cho phép người dùng sáng tạo và chia sẻ nội dung hoặc tham gia vào mạng xã hội. Những mạng xã hội như Facebook, Twitter, LinkedIn hay những ứng dụng chia sẻ ảnh như Instagram, Pinterest... là ví dụ điển hình của social media. Sự phát triển của các trang social media và sự xuất hiện thường xuyên của những trang mới là bằng chứng cho một thực tế là social media đang phát triển với một tốc độ kinh khủng. Vậy thì các doanh nghiệp có lợi ích được gì từ việc này?
Thúc đẩy xúc tiến bán hàng
Các hoạt động xúc tiến thông qua các nền tảng social media thường thu hút được nhiều người tham gia, mang lại khách hàng và cung cấp giải pháp cho hoạt động bán hàng, mua sắm. Nếu những hoạt động trên được thực hiện hiệu quả thông qua các kênh social media, doanh nghiệp có thể tăng lượng truy cập vào websit và tạo ra hiệu ứng thương hiệu.
Giải pháp cho dịch vụ khách hàng
Ngày càng nhiều công ty bắt đầu sử dụng nền tảng social media như một phương pháp để giải quyết các vấn đề về dịch vụ khách hàng, mang lại lợi ích cho công ty và cả người tiêu dùng. Khách hàng có tiếp cận công ty dễ dàng hơn, trong khi doanh nghiệp có thể giải quyết những vấn đề với người mua hiệu quả hơn. Twitter là một trong những ví dụ điển hình khi trở thành một kênh phổ biến giúp vô số doanh nghiệp quản lý phản hồi từ khách hàng.
Tiếp cận được những khách hàng đặc biệt
Việc tiếp cận mọi khách hàng là một điều không thể. Thay vào đó, social media giúp các doanh nghiệp tiếp cận những khách hàng mục tiêu. Với những công cụ như Snapchat hay Pinterest, những doanh nghiệp có thể tìm kiếm nhóm khách hàng cụ thể. Dù cho hãng nào cũng có thể quảng cáo trên Facebook, nhắm đúng đối tượng sẽ mang lại hiệu quả cao hơn nhiều.
Nhà sáng lập hãng Ncrease, ông Aaron Fitzgerald giải thích: "Hầu hết doanh nghiệp đều ngạc nhiên trước sức mạnh của social media khi bắt đầu vận dụng nó để tiếp cận được với khách hàng hằng ngày". Thông qua đó, họ có thể trả lời được các câu hỏi như "Khách hàng của họ là ai?", "Đang nói những gì?", "Khả năng tài chính đến đâu?"...
Hoạt động B2B dễ dàng hơn
Ngoài các hoạt động B2C (doanh nghiệp tới khách hàng), mảng kinh doanh B2B (doanh nghiệp tới doanh nghiêp) cũng được social media thúc đẩy, đặc biệt thông qua các nền tảng như LinkedIn. Việc phối hợp kinh doanh, bán hàng và thiết lập mối quan hệ giữa các doanh nghiệp đều dễ dàng thực hiện thông qua social media.
Theo CEO hãng Diggen - Fabrice Gould, việc phát triển các chiến lược social media cũng giống với xây dựng nền tảng niềm tin và gắn bó với họ. Trong khi với nhà sáng lập Visage Payroll - Craig Lewis, social media đóng vai trò tối quan trọng trong các chiến lược marketing. "Một doanh nghiệp nhỏ mới thành lập cần sử dụng social media như một vũ khí bán hàng và marketing để chiến đấu với hãng lớn".
Tạo bản sắc riêng
Thương hiệu đóng vai trò rất quan trọng đối với doanh nghiệp. Nó gợi nên hình ảnh và giá trị của doanh nghiệp trong tâm trí khách hàng. Có một sự hiện diện mạnh mẽ trên các phương tiện social media sẽ tạo nên dấu ấn nào đó trong tâm trí khách hàng.
Tuy vậy, sự hiện diện này phải mang một ít tính cách đặc trưng dễ nhận diện. Một sự hiện diện đều đặn nhưng nhợt nhạt hầu như sẽ chẳng giúp được gì cho công ty.