Làm nổi bật thương hiệu của bạn trên Facebook với 5 tuyệt chiêu
Có một số doanh nghiệp sau khi đã áp dụng chiến lược quảng bá thương hiệu trên Facebook nhưng sau một thời gian dài vẫn không có gì tiến triển. Thật sự để trở nên nổi bật hơn giữa hàng nghìn thương hiệu khác cạnh tranh trên Facebook cũng không phải là việc quá dễ dàng. Tuy nhiên với một số chiến lược thích hợp và áp dụng đúng cách, chúng ta cũng có thể cải thiện một phần nào đó để trở nên nổi bật hơn.
Tốt gỗ hơn tốt nước sơn
Đa phần những doanh nghiệp hiện nay tại Việt Nam khi phát triển chiến lược quảng bá trên mạng xã hội đều lấy lượt Thích (Like) làm chuẩn thước đo chất lượng cho thương hiệu của họ. Điều này hoàn toàn sai, bởi nếu có hàng chục nghìn người ấn nút Like trang của bạn nhưng làm sao bạn biết được 1/10 trong số họ có thật sự quan tâm đến thương hiệu của bạn hay không?
Thêm một câu hỏi nữa, có nhiều người sẽ hỏi là “Làm thế nào để thương hiệu của tôi không bị chìm nghỉm dưới đám đông? Làm thế nào để nó trở nên nổi bật hơn? Làm thế nào thương hiệu sẽ phát triển mà không quá phụ thuộc vào quảng cáo?“. Có nhiều người nghĩ rằng thương hiệu của họ sẽ trở nên nổi bật hơn nhờ quảng cáo và ngân sách của họ, điều này thật sự đúng nhưng làm thế nào để tiết kiệm chi phí quảng cáo cũng như không tiêu tốn quá nhiều chi phí cho những chiến lược quảng cáo không có tiềm năng.
Dưới đây là một số lời khuyên giúp bạn thúc đẩy quá trình tiếp cận giữa thương hiệu với người dùng trên Facebook một cách nhanh chóng và tối ưu hơn. Điều này có thể áp dụng trên tất cả mạng xã hội, không chỉ ở riêng Facebook.
Đừng quá chú trọng đến logo
Chúng ta thường nghĩ logo là bộ mặt của thương hiệu, một thương hiệu tốt sẽ sở hữu một logo hoành tráng, nghệ thuật, có chiều sâu…bla bla…Nhưng chúng ta nên nhớ rằng, logo không phải là thương hiệu của bạn. Thương hiệu thực chất là những gì bạn đang có, những gì bạn có thể làm được trên doanh nghiệp của bạn. Vì thế hãy chú trọng đến tác phong làm việc của thương hiệu của bạn trên mạng xã hội, mở rộng chính sách phục vụ khách hàng và tối ưu quyền lợi khách hàng.
Làm nổi bật thương hiệu một cách phù hợp
Facebook marketing 12 5 tuyệt chiêu làm nổi bật thương hiệu của bạn trên Facebook
Có cần thiết hay không bạn nhồi nhét hàng tá những điểm mạnh, nổi bật của thương hiệu vào trang giới thiệu để chúng trở nên dài dòng và khó nhớ hơn cho khách hàng? Đây không phải là một lời khuyên thích hợp với tất cả các loại hình doanh nghiệp nhưng theo chủ kiến cá nhân của mình là nên tập trung vào một vài điểm mạnh trọng tâm mà nó có thể bao quát toàn bộ những lợi thế mà doanh nghiệp bạn đang có.
Tạo nét riêng cho thương hiệu
Nếu muốn thương hiệu trở nên nổi bật hơn, việc đầu tiên mà bạn cần chú ý đó là đừng sao chép những gì từ các đối thủ của bạn hay một doanh nghiệp khác. Điều này sẽ khiến thương hiệu của bạn trên mạng xã hội trở nên xấu đi và khách hàng cũng chỉ nghĩ doanh nghiệp bạn chỉ là những kẻ bắt chước.
Nhắm vào đối tượng khách hàng thích hợp
Một doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ cho người cao tuổi không thể nào áp dụng chiến lược gây sự chú ý đến khách hàng tuổi teen được. Họ cần biết họ được gì khi quan tâm đến thương hiệu của bạn, và bạn có thể làm được gì để mang lợi ích cho họ.
Đơn giản
Nếu có ai trắc nghiệm mình với một câu hỏi “Thương hiệu nào làm bạn thích và dễ nhớ?” thì câu trả lời của mình sẽ là “chỉ cần đơn giản”. Và mình nghĩ đa phần ai cũng sẽ dễ dàng nhớ tới một thương hiệu đơn giản, có chất lượng.
Bạn đang gặp khó khăn khi tham gia Facebook và không có được nhiều tương tác với người dùng? Người dùng không tương tác với thương hiệu của bạn và chia sẻ nội dung có giá trị. Bạn cần phải làm gì ? Cùng xem và tìm hiểu 4 cách thực hiện dưới đây, để có được sự tương tác tốt với người dùng và truyền thông hiệu quả qua Facebook.
Tạo ra những cập nhật ngắn
Tạo ra những nội dung ngắn, phù hợp với nội dung định hướng phát triển thương hiệu trên Facebook của bạn, sẽ giúp người dùng dễ theo dõi, và dễ dàng nhìn thấy hơn.
Theo kết quả nghiên cứu Budd Media: những nội dung có độ dài 100 – 140 ký tự sẽ có được sự tương tác và nhiều người có thể sẽ dễ dàng nhìn thấy hơn.
Theo Facebook, các bài viết gồm một album ảnh, hình ảnh hoặc video, dạng text có kèm theo hình ảnh, tạo ra sự tương tác cao hơn, với album ảnh là 180%, và video là 120%.
Thời gian lý tưởng cho người sử dụng Facebook
Bài viết xuất hiện ở đầu newsfeeds của người dùng là quan trọng cho việc truyền tải thông điệp, nội dung cho người dùng. Vậy, bạn cần phải làm gì để nội dung của bạn luôn xuất hiện trong newsfedd của người dùng?
Theo dữ liệu nghiên cứu từ bit.ly, cho thấy thời gian tối ưu để đăng nội dung trên Facebook là từ 1h – 3h chiều và 20h-22h tối là thời điểm Facebook có được lượng visit nhiều nhất trong ngày.
Các liên kết (link) đăng từ 1h – 4h chiều có được tỷ lệ nhấp chuột cao nhất. Liên kết đăng lúc 8h sáng và sau 8h tối có ít khả năng được chia sẻ hơn.
Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng tỷ lệ sử dụng Facebook sẽ tăng vào các ngày thứ 5 và thứ 6, và giảm vào các ngày từ thứ 2 – thứ 4
Bên cạnh việc chú ý tới thời gian, bạn cũng cần chú ý tới nội dung không ngây sự phiền toái cho khách hàng.
Ngoài ra, cũng cần chú ý tới tần suất xuất hiện của nội dung đưa lên với người dùng. Với 1 bài đưa lên tường của Facebook sẽ có thời gian trung bình là 3 giờ với những Fanpage, hay profile có độ tương tác và điểm EdgeRank (điểm nổi tiếng ở mức trung bình).
Nội dung đưa lên sẽ xuất hiện lâu (nội dung sống), xuất hiện trên newsfeed của nhiều người dùng khi là nội dung nổi bật có được sự tương tác và tham gia thảo luận nhiều từ phía người dùng. Ngược lại, nội dung sẽ mất đi (nội dung chết) khi người tham gia thảo luận tại chủ đề đó ngừng bình luận nhỏ hơn 10% mỗi giờ.
Vậy, bạn làm thế nào để biết được tuổi thọ trung bình của 1 nội dung. Bạn hoàn toàn có thể xem được và thống kê toàn bộ page của bạn qua Edgerankchecker.com. Sẽ cho phép bạn biết được tuổi thọ của 1 cập nhật nội dung và thời điểm nội dung còn có tương tác với người dùng.
Kết hợp các từ ngữ gợi tính hành động cao
Đưa nội dung tới người dùng, kết hợp vơi những từ mang tính hành động, gợi sự tham gia của nhiều người hơn.
Mỗi nội dung đưa lên, bạn hãy xác định cho mình 1 nội dung, 1 thông điệp, 1 từ khóa chính bạn muốn truyền thông với người dùng, kết hợp với 1 động từ, từ mang tính biểu hiện cảm xúc…, tạo được điểm nhấn và kích thích người dùng.
Ví dụ, bạn tổ chức 1 cuộc thi, khi có người trúng thưởng bạn có thể gửi 1 thông điệp tới mọi người. Từ khóa chính muốn truyền thông ở đây có thể là “cuộc thi”, “sự kiện” hay tên một thương hiệu, tên 1 chương trình, kết hợp với 1 động từ để tạo được kích thích và hành động cho người dùng. Như, “Người chiến thắng”, “chiến thắng” cuộc thi khoẳng khắc đáng nhớ
Đặt câu hỏi với người dùng
Đặt câu hỏi là cách tốt nhất để tương tác và có được những thông tin từ phía người dùng. Nên đặt câu hỏi ở phần cuối bài viết, hơn là đặt ở đầu mỗi bài viết. Những dạng câu hỏi kết hợp với những từ “ở đâu”, “khi nào”, “với” sẽ có tỷ lệ tương tác cao hơn so với những dạng câu hỏi “tại sao”